Điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng bao nhiêu là tốt
Điểm tin dụng là thuật ngữ vô cùng quen thuộc với ngân hàng và tổ chức tín dụng. Điểm này dùng để đánh giá khách hàng khi có nhu cầu vay tài chính, tiêu dùng ở bất kỳ ngân hàng nào hoặc tổ chức tín dụng. Một số người đi vay gặp khó khăn trong việc xét duyệt, giải ngân, hạn mức cũng như lãi suất vay do không đủ tín dụng.
Trong bài này tientevn chia sẽ thông tin về điểm tín dụng để giúp bạn có điểm tín dụng tốt dể dàng ghi điểm với ngân hàng và tổ chức tín dụng
Điểm tín dụng là gì ?
Điểm tín dụng (Credit Score) là con số thể hiện lịch sử tín dụng của cá nhân. Con số này dựa theo tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc tế dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng của một cá nhân. Điểm tín dụng cá nhân của mỗi người được trung tâm tín dụng (CIC) quản lý trực thuộc ngân hàng nhà nước.
Nói nôm na điểm tín dụng là là điểm số mà các tố chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín cá nhân khi sử dụng một trong các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm số tín dụng càng cao thì việc vay tiền ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nhanh chóng và dể dàng hơn. Ngược lại nếu điểm tín dụng thấp thì các hồ sơ vay sẽ hạn chế thông qua thậm chí không được phê duyệt ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Điểm tín dụng được sử dụng để làm gì?
Như định nghĩa điểm tín dụng là cơ sở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng xác định uy tín người vay. Từ đó ngân hàng hay các tố chức tín dụng sẽ đồng ý phê duyệt hồ sơ vay tiền của cá nhân đó hay không. Điều này giúp ngân hàng và các tổ chức tín dụng hạn chế được rủi ro về nợ xấu
Bên cạnh đó, các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ ấn định lãi suất và hạn mức cho vay trên khung điểm tín dụng của cá nhân. Đó là một lợi thế khi bạn có điểm tín dụng cao mà có nhu cầu vay tài chính.
Như thế nào là điểm tín dụng tốt và xấu – Điểm tín dụng là gì ?
Điểm tín dụng bao nhiêu là tốt
Điểm tín dụng tốt là điểm tín dụng có mức độ rủi ro thấp, thường ở mức 570 trở lên. Khách hàng có điểm tín dụng 570 trở lên sẽ được duyệt hồ sơ vay nhanh, hạn mức cao và mức lãi suất siêu ưu đãi
Điểm tín dụng bao nhiêu là xấu
Điểm tín dụng thấp có mức độ rủi ro cao, thường từ dưới 430 là thấp. Nhưng điểm tín dụng xấu nhất là không có điểm tín dụng, điểm này thuộc về những người vay có nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên.
Thang điểm tín dụng và đánh giá rủi ro:
- 150 – 321 điểm: Rủi ro rất cao và không đủ điều kiện
- 322 – 430 điểm: Rủi ro cao, không đủ điều kiện
- 431 – 569 điểm: Rủi ro trung bình, đủ điều kiện vay nhưng lãi suất cao
- 570 – 679 điểm: Rủi ro thấp, đủ điều kiện vay lãi suất thấp
- 680 – 750 điểm: Rủi ro rất thấp, đủ điều kiện vay, lãi suất thấp và ưu đãi
Những yếu tố tác động đến hệ số điểm tín dụng – Điểm tín dụng là gì ?
Lịch sử thanh toán nợ (35%)
Lịch sử thanh toán nợ là yếu tố đầu tiên và cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5 yếu tố hình thành điểm tín dụng. Lịch sử thanh toán nợ phản ánh bạn có thanh toán nợ đúng hạn hay không. Và việc trả nợ đúng hạn cực kỳ quan trọng sẽ là điểm cộng trong lịch sử thanh toán nợ.
Khoản nợ tín dụng (30%)
Khoản nợ tín dụng cũng được đánh giá quan trong không kém lịch sử thanh toán nợ, khoản nợ tín dụng chiếm tới 30% điểm tín dụng. Theo đó các khoản nợ tín dụng của bạn sẽ phản ánh tổng số nợ và tỷ lệ nợ tín dụng từ tất cả khoản vay mà ngân hàng đã cung cấp tới thời điểm hiện tại.
Với khoản nợ tín dụng bạn phải duy trì ở mức trung bình thì hồ sơ vay vốn của bạn mới được các ngân hàng và tổ chức tín dụng thông qua.
Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%)
Thời gian mở tài khoản tín dụng là khoản thời gian từ lúc thực hiện mở tài khoản đến thời điểm hiện tại. Thời gian mở càng lâu, điểm tín dụng càng được đánh giá cao. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể dể dàng phân tích các chỉ số tín dụng của cá nhân một cách chính xác nhất
Loại tín dụng (10%)
Việc bạn đang sở hửu bao nhiêu loại tín dụng (các khoản vay, thẻ tín dụng…), chính những yếu tố này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới điểm tín dụng của bạn
Sử dụng tài khoản tín dụng mới (10%)
Sử dụng một tài khoản tín dụng mới cũng ảnh hưởng ít nhiều tới điểm tín dụng của bạn. Do các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thường khó đánh giá một tài khoản tín dụng mới. Để có điểm tín dụng từ yếu tố này thì thẻ tín dụng phải có thời gian sử dụng từ 6 tháng trở lên.
Làm thế nào để điểm tín dụng luôn cao – `Điểm tín dụng là gì ?
Thanh toán nợ đúng hạn
Việc thanh toán nợ đúng hạn được thể hiện đầy đủ trong lịch sử thanh toán tín dụng chiếm 35% điểm đánh giá. Vì vậy bạn nên thanh toán khoản vay của mình đúng hoặc sớm hơn để ghi điểm với các ngân hàng. Với cách này, các ngân hàng thường rất hài lòng chấp nhận hổ trợ vấn đề tài chính khi cá nhân đó có nhu cầu.
Hạn chế vay tiền từ nhiều tổ chức
Một điều cần lưu ý là bạn chỉ nên vay tiền tối đa một tổ chức tín dụng tại cùng 1 thời điểm. Khi thanh toán xong khoản nợ của tổ chức đó, bạn có thể tiếp tục vay ở một tổ chức khác nếu có nhu cầu. Điều này sẽ giúp điểm số tín dụng của bạn luôn ở mức chấp nhận của ngân hàng
Chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết
Việc hạn chế các khoản vay không cần thiết có thể giúp bạn cải thiện đáng kể điểm tín dụng của bạn. Mỗi khách hàng chỉ nên mở tối đa 2 tài khoản tín dụng để quản lý các khoản nợ tốt hơn, đồng thời xác định rõ khoản nợ nào nên vay và khoản nợ nào không nên vay.
Trả nợ cũ hạn chế nợ mới
Nếu bạn đang có nhiều khoản nợ ở các tổ chức tín dụng cũng như ngân hàng, bạn cần thanh toán các khoản nợ càng sớm càng tốt. Đồng thời, hạn chế tạo ra các khoản nợ mới khi các khoản nợ cũ vẫn chưa thanh toán hết. Điều này sẽ quyết định lớn đến điểm tín dụng của bạn và cũng là cơ sở để các tổ chức tín dụng căn cứ xét duyệt cho các lần vay sau.
Không đi vay hộ người khác
Nhiều người mắc sai lầm khi đi vay dùm người quen bạn bè. Nếu bạn vay hộ mà không thanh toán khoản vay đúng hạn, hoặc khả năng nợ quá hạn lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới điểm tín dụng của bạn một cách trầm trọng vì lịch sử thanh toán nợ chiếm tới 35% điểm tín dụng.
Liên hệ:
Tiền Tệ VN
Web: tientevn.com
Facebook: https://www.facebook.com/tientevn