Giá bất động sản tăng thì Quốc gia có được xem là tăng tài sản.
1. Tài sản quốc gia
(https://vi.wikipedia.org/…/T%C3%A0i_s%E1%BA%A3n_qu%E1…)
Tài sản ròng quốc gia, hay còn gọi là giá trị tài sản ròng quốc gia, là tổng giá trị của tất cả tài sản của một nước trừ cho nợ phải trả của nước đó. Nó chỉ sự giàu có của tất cả người dân của một nước tại một thời điểm nhất định.[1] Đây là một dấu hiệu quan trọng cho khả năng vay nợ và duy trì tiêu thụ của một quốc gia. Tổng tài sản quốc giá không chỉ bị ảnh hưởng bởi bất động sản, thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái, nợ phải trả và gánh nặng thuế đối với người trưởng thành, mà còn có nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và vốn, trong khi các tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra tài sản mới hoặc làm những tài sản khác vô giá trị trong tương lai
Tài sản quốc gia có thể dao động, như số liệu về nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và sự phục hồi kinh tế sau đó đã cho thấy rõ sự biến động đó. Khi thị trưởng chứng khoán tăng trưởng mạnh, tài sản tương đối của toàn quốc và trên đầu người của các quốc gia có người dân tiếp xúc nhiều với những thị trường đó, như Hoa Kỳ hay Anh, có xu hướng tăng. Mặt khác, khi thị trường chứng khoán sụt giảm, tài sản của những nước có người dân đầu tư vào bất động sản và trái phiếu, như Pháp hay Ý, có xu hướng tăng.
2. Tài sản
(https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_s%E1%BA%A3n)
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
2.1. Tài sản cố định
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.
Tài sản cố định được phân thành bất động sản và động sản.
Bất động sản là các tài sản bao gồm:
- a) Đất đai.
- b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó.
- c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai.
- d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
3. Giàu là sự sở hữu các vật chất, tài sản có giá trị. Một cá nhân, cộng đồng, vùng hoặc quốc gia có nhiều tài sản hoặc tài nguyên như vậy được gọi là giàu có.
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A0u)
4. Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản ròng toàn cầu?
(http://nfsc.gov.vn/…/viet-nam-chiem-bao-nhieu-phan…/)
Việt Nam kiểm soát 0,22% tài sản toàn cầu, tương đương với 0,8 nghìn tỷ USD, theo tính toán của Credit Suisse.
Cho đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia giàu nhất thế giới tính theo tài sản khi kiểm soát khoảng 105,99 nghìn tỷ USD tài sản, tương đương gần 30% tổng tài sản ròng của toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu tại Credit Suisse định nghĩa tài sản, hay “giá trị ròng”, là tổng của tất cả các tài sản tài chính trừ đi các khoản nợ.
Người ta có thể tranh luận về phương pháp định nghĩa này, đặc biệt là vì nó liên quan đến giá trị của tài sản vô hình về địa lý hoặc địa điểm văn hóa.
Nhưng cách tính toán này tương tự như bảng cân đối kế toán của một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, ngoại trừ việc, đây là bảng cân đối kế toán cho cả một quốc gia.
5. Tài sản của Nhà nước là gì theo quy định pháp luật?
(https://luathoangphi.vn/the-nao-la-tai-san-cua-nha-nuoc/)
Thay vì tài sản nhà nước, pháp luật chỉ quy định tài sản công – tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Các tài sản công bao gồm:
+ Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
+ Tài sản công tại doanh nghiệp;
+ Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu
(https://tuoitre.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang-quyen-su…)
Quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Đồng thời, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ.
Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai; không điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.
Trung ương cũng duy trì quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
7. Tổng Bí thư: Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia
(https://dantri.com.vn/…/tong-bi-thu-dat-dai-la-tai-san…)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý thêm một số vấn đề, trong đó có nội dung về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tư liệu sản xuất cơ bản, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
– Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội?
– Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng?
– Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp?
– Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?
8. Tỷ trọng tài sản bảo đảm là bất động sản lên đến 80-90% tại các ngân hàng.
(https://cafebiz.vn/nui-so-do-the-chap-o-cac-ngan-hang…)
9. Hệ lụy xã hội khi giá đất tăng liên tục
– Người làm công ăn lương khó mua nhà, người nông dân bán đất không có chỗ canh tác.
– Dưới ảnh hưởng lạm phát, không những giá đất tăng mà chi phí xây nhà cũng tăng. Trong khi đó, thu nhập của đa số người sản xuất kinh doanh và người đi làm không những không tăng, mà còn sụt giảm trong thời gian vừa qua.
– Điều này làm nản lòng những người sản xuất kinh doanh. Họ sẽ có khuynh hướng thay vì tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh – mảng gặp rất nhiều khó khăn, dành ra kha khá nguồn vốn kinh doanh đầu tư vào BĐS. (https://vnexpress.net/ba-he-luy-xa-hoi-khi-gia-dat-tang…)
– Khi thị trường bất động sản tăng, chi phí cho giá thuê đất tăng theo, đẩy chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lên, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, gia tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, khó thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.(https://doanhnghiepthuonghieu.vn/bat-dong-san-tang-gia-he…)
=>Trên góc độ quản lý nhà nước khi giá hàng hóa tăng, sẽ làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở sự phát triển hạ tầng, hiệu quả đầu tư của các dự án thấp, khó khăn trong kêu gọi đầu tư, kéo theo sự phát triển kinh tế của đất nước chậm lại. Mặt khác cũng đẩy chính sách phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội, cho số đông người có thu nhập thấp càng khó thực thi.
Giá nhà đất tăng cao, làm cho một bộ phận người đang sở hữu nhà đất trở nên giàu có, đồng thời sẽ đẩy những cá nhân không sở hữu đất đai nghèo đi, giá trị tích lũy trước đó của họ bị xuống thấp, khó có cơ hội mua được nhà ở. Để tích lũy đủ tiền mua nhà đất, những người nghèo, người có thu nhập thấp càng phải hạn chế chi tiêu, dẫn đến chât lượng cuộc sống giảm. Điều này cũng khiến cho mức tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ở phạm vi toàn xã hội giảm sút, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Theo quan điểm cá nhân từ sâu chuỗi những thông tin bên trên thì BĐS tăng lên thì đồng nghĩa tài sản Quốc gia cũng tăng lên, và cũng chỉ một nhóm người giàu lên từ đó theo WID thì top 1% người giàu nhất Việt Nam chiếm tới 26,5% tài sản của cả nước, trong khi top 10% những người giàu nhất chiếm tới 59%. Trái lại, 50% những người nghèo nhất chỉ chiếm 5,6% tài sản. (https://cafef.vn/nhung-nguoi-nam-trong-nhom-0001-dan-so…)
Áp lực và gánh nặng lên vai người ít tài sản, lên vai trò quản lý của nhà nước, gánh nặng lên người làm công ăn lương hay người nghèo. Gần đây nhất thì có bài viết về muốn nhà phải mất 120 năm lao động mới có tiền mua nhà.
=> BĐS sẽ không bao giờ giảm giá, chỉ đi ngang và đi lên, vì nếu giảm giá thì đồng nghĩa ảnh hưởng đến nợ xấu ngân hàng. Còn xu hướng khi làm xong giá BĐS thị trường nhằm kiểm soát giá thị trường đi lên theo định hướng mong muốn của Nhà nước cho phép. Nên đừng ai chờ là tất cả BĐS trên thị trường Việt Nam sẽ giảm.
Nguồn Sưu Tầm